Tình hình TPHCM năm 2019 “trong mùa” mua bất động sản

Kết thúc quý III/2019 báo cáo của các đơn vị nghiên cứu cho thấy bức tranh chung về sự sụt giảm nguồn cung ở hầu hết các phân khúc tại nhiều thị trường trên cả nước. Đáng chú ý như Hà Nội nguồn cung, lượng giao dịch căn hộ chung cư đều giảm mạnh. Để […]

Kết thúc quý III/2019 báo cáo của các đơn vị nghiên cứu cho thấy bức tranh chung về sự sụt giảm nguồn cung ở hầu hết các phân khúc tại nhiều thị trường trên cả nước. Đáng chú ý như Hà Nội nguồn cung, lượng giao dịch căn hộ chung cư đều giảm mạnh.

Để lại “nốt trầm” quý III, giai đoạn 3 tháng cuối năm nhận được nhiều kỳ vọng tích cực. Theo đó, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, giao dịch tại các tỉnh Đông Bắc Bộ như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên… khởi sắc hơn quý III với nhu cầu đầu tư mạnh dịp cuối năm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Riêng thị trường Quảng Ninh, trong quý III/2019 có gần 300 sản phẩm mới đến từ 2 dự án được chào bán ra thị trường, tỷ lệ hấp thụ gần 50%. Lượng giao dịch trong quý đến từ các dự án chào bán trong các quý trước đạt 1.246 sản phẩm.

Theo các chuyên gia, quý IV, thị trường Quảng Ninh được dự báo có diễn biến sôi động với dòng tiền đầu tư tiếp tục dồn về bất động sản du lịch.

Gần 1 tháng trở lại đây, hàng loạt dự án bất động sản (BĐS) đã được các doanh nghiệp có năng lực về tài chính mua lại hoặc hợp tác với chủ đầu tư cũ để tiếp tục triển khai. Những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh cho rằng, trong vòng 5-10 năm tới, thị trường BĐS sẽ rất sôi động, vì vậy từ bây giờ phải thực hiện chiến lược hợp tác để dành quỹ đất.

Điều đáng chú ý là phần lớn các thị trường đều bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, song lĩnh vực BĐS thì ngược lại. Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM nhận xét, một kết quả đáng mừng là các doanh nghiệp BĐS Việt Nam đang thống lĩnh thị trường BĐS, ngay cả trong hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mua bán chuyển nhượng dự án, chứ không phải các doanh nghiệp nước ngoài.

Thị trường đang dần dần hình thành những tập đoàn phát triển BĐS trong nước lớn cả về quy mô, năng lực tài chính và sản phẩm đa dạng để dẫn dắt thị trường cũng như hợp tác bình đẳng với bên nước ngoài.

Đi sâu vào BĐS du lịch – nghỉ dưỡng, sau thời gian thăng trầm của condotel và câu chuyện sở hữu, phân khúc này đang mở ra những xu hướng mới. Trong đó, nhóm BĐS đa năng “đầu tư – tích lũy – khai thác” với dòng sản phẩm điển hình là shophouse tại các đô thị du lịch đang được quan tâm lớn bởi nhà đầu tư phía Bắc.

Ông Huỳnh Phước Nghĩa, Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing Đại học Kinh tế TP HCM đánh giá, trong những tháng cuối năm 2019 nhiều khả năng các loại hình bất động sản nhà ở, văn phòng, thương mại và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu vừa sở hữu tài sản vừa tích lũy để gia tăng giá trị đồng thời có thể khai thác cho thuê ngay sẽ hút vốn đầu tư hơn là loại sản phẩm đầu tư lướt sóng thông thường. Xu hướng tâm lý này được xem là một bước đệm “phòng thủ” cho kịch bản khó đoán của thị trường trong 12 tháng tới.