Nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm từng trải qua về xu hướng đầu tư nhà đất kiểu này. Theo đó, căn nhà ông đang ở trước đây chỉ là thửa đất rộng 85 m2, nằm trong khu vắng vẻ đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. Năm 2000, ông bán căn nhà phố quận 10 để gom tiền làm ăn và trích ra 2 tỷ đồng mua đất rồi bỏ thêm gần 2 tỷ đồng để xây căn nhà 3 tầng, 1 sân thượng. Khi đó, quyết định bỏ phố ra vùng ven chỉ thuần túy vì nhu cầu mở rộng không gian sống. Nhưng sau 15 năm, đến nay giá thị trường của miếng đất này đã vọt lên 4,5 tỷ đồng.
Theo tiết lộ của ông Bình, lý do ông đặt cược vào đất ngoại thành vì tin tưởng Sài Gòn đất chật, người đông, đô thị hóa sẽ nhanh chóng lan tới các quận xa trung tâm khiến giá đất tăng lên theo thời gian.
Ông Bình ngụ quận Tân Phú chuẩn bị gần chục tỷ đồng để săn đất ở quận Thủ Đức và quận 9, Tp.HCM làm của để dành với kỳ vọng 5-10 năm nữa, những tài sản này có thể gia tăng giá trị gấp đôi.
Ông bình cho biết, ngày xưa ông về đây còn thưa thớt ít dân cư, giáp ranh chẳng có nhà nào. Nay khu này sầm uất, nhà cửa san sát nhau, quán xá mọc rất nhiều. Vùng ven thay da đổi thịt ngoài sức tưởng tượng. Giá đất tại đây đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm. Từ bài học của quận Tân Phú, ông Bình cho hay, ông hoàn toàn yên tâm bỏ tiền tậu đất ở các khu vực xa trung tâm, vùng ngoại ô để chờ cơ hội 5-10 năm tới.
Trường hợp của ông Bình không phải là cá biệt. Một môi giới nhà đất khu Đông Sài Gòn có thâm niên 5 năm trong nghề tiết lộ, làn sóng nhà đầu tư gom đất đã diễn ra mạnh mẽ suốt năm 2015 khi cơn lốc hạ tầng bùng nổ tại khu vực này. Sang năm 2016, xu hướng săn lùng đất đã phân lô hoặc đất lẻ trong dân vẫn tiếp tục tăng lên.
Ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát nhận định, thu gom đất vùng ven Sài Gòn làm của để dành trong dài hạn là một cách đầu tư đầy khôn ngoan. Giá trị đầu tư ban đầu khá thấp nên khả năng sinh lời cao.