TP.HCM đang có mặt bằng cho thuê đất công nghiệp cao nhất miền Nam

3 tháng qua, do không có nguồn cung mới gia nhập thị trường, giá thuê trung bình các khu công nghiệp tại TP HCM tăng nhẹ 2% theo năm, đạt khoảng 2,87 triệu đồng một m2 trên thời hạn thuê, theo Cushman & Wakefield (C&W).   Giá tăng chủ yếu là do mức chào thuê […]

3 tháng qua, do không có nguồn cung mới gia nhập thị trường, giá thuê trung bình các khu công nghiệp tại TP HCM tăng nhẹ 2% theo năm, đạt khoảng 2,87 triệu đồng một m2 trên thời hạn thuê, theo Cushman & Wakefield (C&W).

 

Giá tăng chủ yếu là do mức chào thuê cao tại các KCN mới gia nhập thị trường trong các quý trước đang nhích lên. Giá chào thuê trung bình tại Tp.HCM cao gấp đôi so với Bình Dương và Đồng Nai. Giá nhà xưởng xây sẵn với diện tích dao động khoảng 2.000-3.000 m2 được chào thuê từ 56.000 – 112.000 đồng một m2 một tháng (tương đương 2,5-5 USD). Giá chào thuê này không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Cụ thể, nhờ lợi thế về hệ thống hàng không và cảng biển quốc tế, các khu công nghiệp của TP.HCM được phát triển sớm, vị trí tốt nên có giá thuê cao nhất trong các tỉnh phía nam. Nhưng do mặt bằng giá nhân công khá cao nên các khu công nghiệp mới ở TP.HCM khó tăng công suất cho thuê. 6 tháng đầu năm, ngành chế biến chế tạo chỉ nhận được 66 triệu USD từ vốn FDI đăng ký.

Theo đánh giá của Cushman & Wakefield, tác động từ TPP và các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam tham gia gần đây, cùng với điều kiện kinh tế ổn định, chi phí nhân công thấp và những chính sách đầu tư ngày càng thuận lợi…. Việt Nam dự kiến sẽ thu hút thêm nhiều nhà chế tạo, sản xuất nước ngoài di dời hoạt động sản xuất đến Việt Nam. Với nhu cầu về đất công nghiệp gia tăng, phân khúc này sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn.

Tại miền Bắc, với lợi thế cảng biển quốc tế, Hải Phòng là tỉnh tiên phong trong phát triển khu công nghiệp với giá thuê trung bình tương đối cao. Nửa đầu năm 2016, Hải Phòng dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 1,8 tỉ USD vốn đăng ký.

Trong quý vừa qua, không có khu công nghiệp mới gia nhập thị trường. Hiện TP HCM có 19 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.940 ha, trong đó, diện tích sử dụng thuần chiếm khoảng 63% tổng diện tích đất, trong khi thời hạn quyền sử dụng đất còn lại trung bình là 35 năm. Nhìn chung, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy duy trì ổn định theo quý nhưng biến động theo năm.

Cuối năm đại gia địa ốc ráo riết săn vốn ngoại: Doanh nghiệp nội địa đang ráo riết triển khai các thương vụ M&A bất động sản vào thời điểm cuối năm nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn quốc tế.

Đất tăng giá chóng mặt, khách mua tiếc nuối: Tình trạng đất nền tăng giá từ 20 – 40%/năm đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực ngoại ô Tp.HCM như Q.9, Thủ Đức. Khảo sát chung cho thấy, so với thời điểm đầu năm 2016, hiện cả đất dự án và đất lẻ các khu vực này có mức tăng trung bình khoảng 3 triệu đồng/m2.

Cushman & Wakefield vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản dự án jamona golden silk tại Tp.HCM quý III/2016. Cụ thể, giá thuê trung bình toàn thị trường đạt khoảng 2,87 triệu đồng mỗi m2 trên thời hạn thuê, tương đương 129 USD mỗi m2 trên thời hạn thuê, tăng nhẹ ở biên độ hẹp nhưng chu kỳ tăng tiếp tục kéo dài thêm.

Được biết, Tập đoàn BRG đang đầu tư và hoạt động tập trung trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và sân golf.

Đến năm 2030, quỹ đất dành cho khu công nghiệp tại TP HCM dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 2.600 ha từ 10 dự án mới, tăng khoảng 66% so với nguồn cung hiện hữu. Tuy nhiên, phần lớn các dự án này vẫn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và bồi thường; tiến độ xây dựng sẽ kéo dài hơn so với dự kiến.