Khoảng cuối năm 2018, do nhu cầu an cư tại một vài khu vực ở Tp.HCM là rất lớn nhưng sân chơi này chỉ có bóng dáng dân đầu tư tham gia. Người mua thực gần như vắng bóng khi sóng đất nền lên đến đỉnh điểm và giá đất vẫn ở vùng đỉnh, chưa có dấu hiệu giảm cũng như khó giảm trong trung hạn khiến nhiều người cũng khó mà sở hữu.
Phân khúc đất nền vùng ven Tp.HCM tăng mạnh nhà đầu tư chiếm ưu thế
Ở các thị trường chưa thật sự phát triển hạ tầng, trong bối cảnh giá liên tục tăng cao, nhà đầu tư rất dễ mua phải tài sản có giá vượt thực tế hoặc đất giải tỏa, đền bù để thực hiện dự án. Rủi ro pháp lý là rất lớn đối với những nhà đầu tư "lướt sóng" các khu đất nông nghiệp, đất công, đất canh tác hay đất trồng cây lâu năm.
Sự thay đổi của thị trường đất nền kéo theo sự thay đổi của lực lượng môi giới để thích nghi với biến động cung cầu. Những môi giới bán đất nền có thể chuyển hướng sang phân khúc nhà phố xây sẵn, nhà phố riêng lẻ, căn hộ hay bất động sản cho thuê. Nguyên nhân chính khiến lực lượng môi giới chuyển phân khúc hoặc chuyển nghề là do nguồn cung đất nền đã hạn chế, mãi lực trên thị trường thứ cấp quá thấp.
Khi sụt giảm thanh khoản, thị trường sẽ xuất hiện diễn biến mới sau một thời gian chờ đợi. Nếu xảy ra tình trạng bán tháo thì đây cũng chỉ là động thái cuối cùng của giai đoạn suy thoái. Việc bán tháo chỉ diễn ra khi nhà đầu tư mất kiên nhẫn (mất niềm tin vào kênh đầu tư) hoặc gặp khó khăn về tài chính, cần rút tiền nhanh.
Thực tế, trong nhiều năm qua, dòng tiền đổ vào đất nền chủ yếu là vốn nhàn rỗi bởi khách mua đất đa phần đều dùng tiền mặt. Cụ thể, khi chủ đầu tư tung ra chương trình khuyến mãi tốt hoặc chiết khấu nhanh, có đến 60% khách hàng dùng tiền mặt để mua đất nền.
Xem thêm: http://canhoban.net/tin-tuc
Như vậy, chỉ khi nhà đầu tư mất niềm tin hoặc dùng đòn bẩy tài chính quá đà mới phải bán tháo để thu hồi vốn. Tuy nhiên, người Việt vẫn rất tin vào kênh đầu tư đất nền nên tình trạng bán tháo có thể chỉ diễn ra nhỏ giọt hoặc cá biệt. Tỷ lệ bán tháo chỉ nằm trong ngưỡng 10-15%.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM đưa ra nhận định, thời điểm này, chỉ 10% người mua vào có nhu cầu sử dụng thật sự, 90% còn lại chủ yếu là mua đi bán lại. Với chu trình người này mua rồi bán lại cho người khác để kiếm lời, cứ chuyển nhượng như vậy thì người chịu thiệt là người mua cuối cùng vì khi đó, giá đã được đẩy lên mức cao. Hiện giá đất ở Tp.HCM vượt quá xa với giá thực tế của thị trường nên khách mua phần nhiều vẫn là đầu tư.