Nguồn cung đất trung tâm TP.HCM giảm mạnh

Với xu hướng "ly tâm" ngày càng tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2019 xu hướng này sẽ phát triển vượt bậc. Vì nguồn cung đất trung tâm TP.HCM đang có dấu hiệu sụt giảm. Dự báo các tỉnh vùng ven sẽ tiếp tục tăng giá trong đầu năm 2019. Nhiều nhà đầu tư đã […]

Với xu hướng "ly tâm" ngày càng tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2019 xu hướng này sẽ phát triển vượt bậc. Vì nguồn cung đất trung tâm TP.HCM đang có dấu hiệu sụt giảm. Dự báo các tỉnh vùng ven sẽ tiếp tục tăng giá trong đầu năm 2019. Nhiều nhà đầu tư đã đón đầu xu hướng "kéo" về vùng ven.

đất trung tâm TP.HCM

Nguồn cung đất trung tâm TP.HCM giảm mạnh

Quỹ đất khan hiếm, thủ tục dự án ngày càng siết chặt khiến thị trường bất động sản Tp.HCM rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung mới. Tính từ đầu năm 2018, số lượng dự án nhà ở triển khai trên địa bàn khá hạn chế, có doanh nghiệp hầu như không có dự án nào được chào bán ra thị trường.

Tình trạng không khá khẩm hơn với thị trường đất nền khi từ quý II đến nay chỉ có khoảng 3 dự án mới chào bán. Số liệu từ HoREA cho thấy, nguồn cung mới tại Tp.HCM đã giảm rõ nét. Tổng sản phẩm nhà ở tính đến thời điểm hiện tại giảm 44,5% so với cùng kỳ. Trong đó, phân khúc cao cấp giảm 25,9%, trung cấp giảm 32,6%, bình dân sụt giảm mạnh đến 69,7%.

Đến thời điểm hiện nay, quỹ đất ở những khu vực Tp.HCM đã thực sự khan hiếm. Bên cạnh đó, mật độ dân số đông khiến thành phố hạn chế phát triển dự án nhà ở tại trung tâm. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp có xu hướng đổ về vùng ven. Tuy nhiên, khu vực quận 2, quận 9, Thủ Đức giờ cũng không dễ dàng tìm được đất đẹp, vị trí tốt với giá thành phải chăng. Do đó, các dự án trung cấp, bình dân buộc phải rời bỏ vị trí trung tâm, về các tỉnh tìm cơ hội.

Sự xuất hiện nói trên của các ông lớn giúp hình thành nhiều dự án quy mô, chất lượng tại thị trường vùng ven, thu hút ngày càng nhiều khách hàng về đây săn nhà đất. Động thái này cũng khiến giá đất tại các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai xác lập một mặt bằng khá cao, tiệm cận mức từ 10-25 triệu đồng/m2, tương đương từ 1-2,5 tỷ/nền 100m2.

Cụ thể, TP. Biên Hòa cuối năm 2016 giá đất chỉ khoảng 4-6 triệu/m2, đến 2017 đạt mức 10-13 triệu/m2 và hiện tại đã lên mức 15-20 triệu/m2. Tại khu vực Nhơn Trạch, giá đất cũng vượt ngưỡng 8-15 triệu/m2. Trong quý III/2018, mức giá cao nhất ghi nhận được là 17-18 triệu/m2. Tương tự, đất tại Long An cũng tăng liên tục. Các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc giá đất đang dao động từ mức 6-10 triệu/m2 với khu vực xa trung tâm, còn khu dân cư hiện hữu, gần đường, trường chợ thì giá lên đến 15-30 triệu/m2. Đất Bình Dương tại hai huyện Dĩ An và Thuận An đang được giao dịch nhộn nhịp với mức giá trung bình vào khoảng 8,5-25 triệu/m2.

Xem thêm: Những biến động không ngờ từ thị trường BĐS cuối năm 2018.

Nhìn nhận về thị trường bất động sản vùng ven, ông Ngô Quang Phúc cho rằng, việc quỹ đất khan hiếm sẽ khiến nguồn cung mới tại Tp.HCM ngày càng giảm mạnh. Tác động chính là xu hướng li tâm tiếp tục bùng nổ trong năm 2019 khiến giá nhà đất vùng ven tiếp đà tăng cao, với mức tăng dự kiến từ 15-20% đối với phân khúc căn hộ và từ 20-30% đối với thị trường đất nền sổ đỏ. Tuy nhiên chỉ ở những khu vực hạ tầng phát triển nhà đất mới có mức tăng tốt như vậy.

Giá bất động sản sẽ tăng theo chi phí đất. Nếu xem xét theo nguyên lý kinh tế học, giá thành sản phẩm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi chi phí đầu vào tăng. Mặc dù việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất chỉ áp dụng khi các tổ chức, cá nhân làm các thủ tục pháp lý đất đai và tài sản gắn liền trên đất kèm theo nghĩa vụ tài chính, nhưng thực ra các khoản phí vẫn do người sử dụng cuối cùng phải chi trả. Điều này dẫn đến hệ quả là gây thêm áp lực tăng giá thành sản phẩm bất động sản tại Tp.HCM.

Theo Tin Tổng Hợp