Từ xa xưa, Thành Phố Hố Chí Minh luôn được mệnh danh là " Hòn ngọc Viễn Đông" của Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang là Trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước, nắm giữ nhiều đầu mối giao dịch thương mại quốc tế, đồng thời cũng là Trung tâm văn hóa chính trị hàng đầu của Việt Nam. Chính vì lợi thế thực tiễn to lớn đó mà các đối tác ngoại quốc rất muốn biết thời điểm nào hoàn thành quy hoạch Tp.HCM thành phố tại Việt Nam, nhưng lại không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía nhà đầu tư, đều này cũng khiến nhà đầu tư ngoại không phản hồi tích cực. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để giới đầu tư, phát triển bất động sản được trực tiếp chất vấn các vị lãnh đạo thành phố về những vấn đề liên quan đến chất lượng quy hoạch.
Quy hoạch Tp.HCM hướng tới góc nhìn tích cực hơn trong tương lai
Theo đó, các đối tác nước ngoài trong quá trình xúc tiến đầu tư bao giờ cũng đặt câu hỏi cặn kẽ về thời gian thực hiện các quy hoạch của thành phố. Tuy nhiên họ thường không nhận được hồi đáp cụ thể cho câu hỏi này. “Rất khó thuyết phục khối ngoại tham gia các dự án đầu tư tại Tp.HCM khi các quy hoạch của thành phố không rõ thời gian hoàn thành”.
Tại hội thảo, một câu hỏi mà doanh nghiệp chất vấn nhận được sự hưởng ứng bằng những tràng vỗ tay là: “Tuyến metro đầu tiên của Sài Gòn bao giờ xong? Con tôi cứ hỏi ba ơi chừng nào mình mới được đi metro? Là một nhà đầu tư am hiểu thành phố, tôi cũng không rõ bao giờ tuyến metro mới hoạt động”.
Tương tự, lãnh đạo của một doanh nghiệp khác cũng thổ lộ rất muốn biết cụ thể quy hoạch ngầm của thành phố để đón cơ hội đầu tư nhưng lại thiếu thông tin. “Tp.HCM có quy hoạch phát triển không gian ngầm hay chưa và nếu có thì bao giờ công bố?”, vị lãnh đạo này đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, hướng tới góc nhìn tích cực hơn trong tương lai. Theo đó, ông Quang kỳ vọng trong giai đoạn mới, quy hoạch của Tp.HCM sẽ có chất lượng cao hơn, tầm nhìn dài hơn, nhiều cơ hội rộng mở hơn cho các doanh nghiệp tham gia vào các quy hoạch phát triển thành phố. Trên cơ sở đó, đưa Tp.HCM vào quỹ đạo phát triển bền vững.
Phản biện ý kiến của các doanh nghiệp, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM, Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận: “Thành phố đứng trước nhiệm vụ khó khăn khi phải đáp ứng yêu cầu vừa phát triển nhanh vừa bền vững. Đây là một thách thức lớn và công tác quy hoạch trong quá khứ chính vì thế cũng đầy khó khăn”.
Giải thích cho điều này, ông Tuyến cho rằng tốc độ phát triển đô thị quá nhanh khiến quy hoạch không theo kịp, hậu quả để lại là tình trạng kẹt xe, ngập nước, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, đặc biệt là chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Điều này cũng thể hiện những yếu kém trong các khâu xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.
Phó Chủ tịch UBND TP cũng chỉ ra những hạn chế của Tp.HCM trong quy hoạch là còn chủ quan và thiếu kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân và doanh nghiệp. Ông Tuyến còn chia sẻ một khiếm khuyết về quy hoạch phát triển giao thông của Sài Gòn. Đó là theo quy chuẩn, mỗi km đất phải quy hoạch 10 km đường thì hiện nay mới chỉ đạt một km đất có 2 km đường. Như vậy tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị của Tp.HCM là rất thấp.
Đối với khúc mắc của doanh nghiệp về việc không biết deadline (hạn cuối) cụ thể của quy hoạch Tp.HCM, Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận đây cũng là mặt hạn chế cần khắc phục. “Sắp tới thành phố sẽ tính toán để giảm thiểu vấn đề này theo hướng chu kỳ quy hoạch 10 năm điều chỉnh một lần thay vì 5 năm như hiện nay, tức là hướng tới quy hoạch bền vững hơn so với trước đây”, ông Tuyến nói.
Trước các thắc mắc về tiến độ chậm chạp của tuyến metro, chưa biết khi nào về đích, ông Tuyến trấn an các doanh nghiệp rằng thành phố hoàn toàn có thể thực hiện công trình này theo tiến độ đề ra. Hiện công trường dự án metro vẫn đang thi công với khối lượng hoàn thành đạt tỷ lệ 70% dự án. Thành phố cũng luôn ý thức chuẩn bị nguồn vốn tạm ứng để hoàn thành tuyến giao thông này.
Tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP cũng cung cấp thêm thông tin với nhà đầu tư, đó là thành phố đang từng bước nghiên cứu và thực hiện quy hoạch ngầm đô thị. Ông Tuyến cho biết, nếu xét về quỹ đất và không gian đô thị, Sài Gòn đã phát triển gần kín.
Trên thế giới, quy hoạch không gian ngầm đang là xu hướng mạnh mẽ, nhưng tại Việt Nam thì còn khá mới mẻ, tại Tp.HCM cũng vậy. Bước đầu, Tp.HCM sẽ đặc biệt quan tâm phát triển không gian ngầm ở chức năng thương mại ngầm gắn với tuyến metro. Trong đó, vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là khi phát triển không gian ngầm, thành phố cần thực hiện sớm để định hướng hạn chế độ cao của những công trình nằm bên.