Tp.HCM dự kiến phát triển BĐS chủ yếu về hai hướng Đông và Nam?

Trong thời điểm trước đây, Tp.HCM dự kiến phát triển BĐS chủ yếu về hai hướng Đông và Nam. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định TPHCM là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp […]

Giá: Đang cập nhật

Vị trí: Đang cập nhật

Tp.HCM dự kiến phát triển BĐS chủ yếu về hai hướng Đông và Nam?

Trong thời điểm trước đây, Tp.HCM dự kiến phát triển BĐS chủ yếu về hai hướng Đông và Nam. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định TPHCM là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng, kết nối 4 cực phát triển và 15 đô thị vệ tinh. Nhưng khi đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thành phố cần cân nhắc và điều chỉnh lại. Qua việc thảo luận và xem xét kỹ lưỡng, ban Lãnh đạo thành phố đã nhận định rằng Tây Bắc là hướng có nhiều điều kiện để phát triển đô thị, đó là một trong những vấn đề được đưa ra tại hội thảo “Quy hoạch Đô thị Tp.HCM: Thực tiễn và Cơ hội đầu tư”, được tổ chức vào sáng 30/10 vừa qua.

hướng Đông và Nam

Tp.HCM ưu tiên phát triển BĐS về hai hướng Đông và Nam

Có 3 lý do điều chỉnh quy hoạch. Thứ nhất, Tp.HCM nằm trong “vùng Tp.HCM” gồm 8 tỉnh, thành. Tháng 12/2017, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch “vùng Tp.HCM” đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, đặt ra yêu cầu điều chỉnh quy hoạch chung thành phố cho phù hợp với định hướng chung của toàn vùng.

Thứ hai, điều chỉnh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thứ ba, trải qua thời gian thực hiện gần một thập niên, thành phố đã có những yêu cầu thực tiễn mới nên phải điều chỉnh quy hoạch chung. Cụ thể, để tạo ra một sản phẩm đến tay người sử dụng thì chi phí hạ tầng cho khu Đông, khu Nam cao hơn rất nhiều so với khu vực Tây Bắc.

Theo số liệu thống kê thì thị trường bất động sản trong 10 tháng đầu năm 2018 của cả nước có dấu hiệu giảm mạnh trong giao dịch kèm theo đó là nguồn cung cũng giảm. Và thành phố cũng phát triển địa ốc theo hai hướng Đông và Nam trong năm 2019.

Riêng thị trường TP.HCM 10 tháng năm 2018 có dấu hiệu sụt giảm rất rõ nét. Tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường của 65 dự án với tổng số 23.759 căn nhà (trong đó, có 22.684 căn hộ và 1.075 căn nhà thấp tầng), với tổng giá trị huy động vốn đạt 43.761 tỷ đồng.

Trong đó, phân khúc cao cấp có 7.444 căn, chiếm tỷ lệ 31,3%; phân khúc trung cấp có 11.731 căn, chiếm tỷ lệ 49,4%; phân khúc bình dân có 4.584 căn, chiếm tỷ lệ 19,3%. So sánh tình hình thị trường bất động sản thành phố 9 tháng năm 2018 với 9 tháng năm 2017 thì đều thể hiện sụt giảm: Số lượng dự án giảm 11,1%; Tổng số căn nhà đưa ra thị trường giảm 39,2%; Phân khúc căn hộ cao cấp giảm ít nhất, chỉ giảm 9,6%; Phân khúc căn hộ trung cấp giảm 37,5%; Phân khúc căn hộ bình dân giảm mạnh đến 68%.

Theo HoREA, phân khúc cao cấp chiếm đến 1/3 thị trường (tỷ lệ 31,3%) và đã xuất hiện dấu hiệu thừa cung tại TP.HCM cũng như trong phạm vi cả nước như nhận định của Bộ Xây dựng. Đây là biểu hiện lệch pha cung – cầu và cũng là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững.

Bởi lẽ, trong thị trường bất động sản phát triển bền vững, cân bằng, thì phân khúc căn hộ bình dân, giá vừa túi tiền chiếm tỷ lệ lớn nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp; còn phân khúc căn hộ cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.

Xem thêm: https://canhoban.net/tin-tuc

Trong đó, nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản thành phố tiếp tục tăng trưởng mạnh, đã thu hút được hơn 01 tỷ USD, chiếm 17% tổng nguồn vốn FDI, đứng thứ ba, giảm đáng kể so với năm 2017, đứng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Trong 10 tháng qua, trên địa bàn thành phố đã có 35.585 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó có gần 2.600 doanh nghiệp bất động sản, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 7,2% trong tổng số doanh nghiệp đăng ký.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, trong phạm vi cả nước, số doanh nghiệp bất động sản (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực môi giới) ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 07 tháng đầu năm 2018 là 773 doanh nghiệp, tăng 74,5%; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cũng dẫn đầu với mức tăng 46,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Lý Khánh Tâm Thảo, Quyền Trưởng Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, khu vực Tây Bắc thành phố với lợi thế quỹ đất trên nền cao, có nhiều điều kiện để phát triển đô thị. Do vậy có thể xem xét ưu tiên phát triển TP về hướng này.

Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng cho rằng, quy hoạch chung cũng cần nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và cấu trúc đô thị hiệu quả hơn. Thành phố sẽ tiếp tục chỉnh trang khu trung tâm hiện hữu, ưu tiên phát triển theo định hướng giao thông công cộng, điều tiết dân số, phân bố dân cư và nhà ở. Cần tích hợp quản lý rủi ro ngập lụt, phát triển đô thị thích ứng biến đổi khí hậu.

Sau một thời gian trầm lắng trước sức nóng của khu Đông và khu Nam, có khá ít doanh nghiệp bất động sản triển khai các dự án mới tại khu vực Tây Bắc – Củ Chi. Tuy nhiên, hiện tại, thị trường tại đây đã bắt đầu có những thay đổi và nóng lên từng ngày. Thị trường bất động sản đang vào mùa cao điểm ra hàng cuối năm, liệu những thông tin thay đổi quy hoạch, hạ tầng có tạo nên một làn sóng đón đầu tại khu vực Tây Bắc – Củ Chi?

    Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng cung cấp nội dung theo form bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách.

    *Họ tên

    *Email

    *Điện thoại

    Nội dung

    Hotline
    0909 928 439