Trong năm 2018, phân khúc BĐS đang trên đà tăng trưởng mạnh cho nên việc thị trường được cơ cấu lại, và cùng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh trên cơ sở liên kết vùng được xem như nền tảng, nhằm phát huy thế mạnh đồng bộ của các khu vực liêm kết. Không chỉ vậy dòng vốn BĐS được dự đoán sẽ tiếp tục chảy về khu vực kết nối vùng thuận lợi hơn.
Thị trường BĐS 2018 sẽ tiếp tục chảy về khu vực kết nối vùng
Theo dự đoán của giới phân tích, thị trường BĐS 2018 sẽ tiếp tục chảy về khu vực kết nối vùng, vì hiện nay, khu vực này đang đứng trước vô số lợi thế đáng kể mà thị trường phân khu lõi không hề có. Có thể nói, liên kết vùng là giải pháp đầy triển vọng cho sự phát triển bền vững của thị trường BĐS trong thời gian tới.
Từ bản điều chỉnh liên kết vùng Tp.HCM đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành cuối năm ngoái, có thể nhận định rằng, 2018 sẽ là một năm sôi động của ngành BĐS, với tiền đề nguồn cung từ hàng loạt các dự án khởi động từ đầu năm 2017.
Xem thêm: http://canhoban.net/tin-tuc
Về mặt nhận thức, quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; đồng thời là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
Liên kết vùng không chỉ nhằm mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế, mà còn là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế cục bộ, từ đó khai thác tối đa nguồn lực của xã hội. Quá trình xây dựng chiến lược liên kết vùng trong chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, đầu tư, quản trị và phát triển tất cả các ngành kinh tế… đòi hỏi một cơ chế điều phối, quản trị hợp lý.
Như vậy, chính sách phát triển vùng (bao gồm cả liên kết vùng) cần quan tâm đến tính lịch sử và trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau của mỗi địa phương để đảm bảo tính nhất quán giữa tầng lớp dân cư. Những cố gắng để thúc đẩy, triển khai thực hiện nội dung này trong thời gian qua đã mang đến nhiều chuyển biến tích cực ban đầu.
Ngoài việc giảm thuế đất, hoàn thiện hạ tầng, nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng vào sự thúc đẩy tháo gỡ rào cản về giấy phép con và sự linh hoạt trong xử lý hành chính. Chính sách thiết kế dành cho tiểu vùng và đặc khu cũng sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh so với các trung tâm kinh tế khu vực và thế giới.
Ngoài việc tập trung các nguồn lực và các thành phần kinh tế để đầu tư, vấn đề thiết lập, triển khai cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cũng là một hướng đi cần thiết. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, liên kết vùng cần dựa trên những quy luật và dòng chảy của thị trường, chứ không chỉ đơn thuần mang tính quản lý hay hành chính.