Quý IV/2018 là năm “bùng nổ” về giá đất nền vùng ven

Do quỹ đất trong trung tâm đã dần khan hiếm cho nên thị trường vùng ven cũng đang dần tăng giá mạnh. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng thổi giá, bơm giá của các môi giới thứ cấp nhưng lý do lớn nhất vẫn là xuất phát từ nhu cầu mua thật ở thật, […]

Do quỹ đất trong trung tâm đã dần khan hiếm cho nên thị trường vùng ven cũng đang dần tăng giá mạnh. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng thổi giá, bơm giá của các môi giới thứ cấp nhưng lý do lớn nhất vẫn là xuất phát từ nhu cầu mua thật ở thật, đầu tư thật của người dân.

giá đất nền vùng ven

Quý IV/2018 là năm "bùng nổ" về giá đất nền vùng ven

Đơn cử, tại Tp.HCM giá đất tăng từ 30-50%, Phú Quốc tăng từ 200-400% và Đà Nẵng tầm 100-150%. Nhiều chuyên gia nhận định, mức tăng này do tác động từ nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong đó không loại trừ sự đẩy giá của các thành phần môi giới nhưng phần lớn vẫn xuất phát từ nhu cầu giao dịch thực từ thị trường. Sự hình thành một mặt bằng giá mới cao hơn.

Theo Savills Việt Nam, cơn sốt đất thời gian qua được hình thành không phải là do biến động ảo từ thị trường mà xuất phát từ nhu cầu thật. Hiện nay, trong số 10 triệu dân đang sinh sống tại Tp.HCM có khoảng 2-3 triệu người ngoại tỉnh. Ngoài nhu cầu về nhà ở, một số sự cố cháy nổ chung cư thời gian gần đây cũng khiến xu hướng đầu tư dịch chuyển sang nhà gắn liền với đất. Thêm vào đó, tâm lý tích lũy của người dân càng khiến nhà đất trở thành một loại “của để dành” đáng giá, bên cạnh vàng và tiết kiệm ngân hàng.

Một minh chứng khiến nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng tăng giá đất hiện tại phản ánh giao dịch thực của thị trường là việc giá đất không giảm mạnh sau cơn sốt. Chuyên gia BĐS Nguyễn Tấn Phong cho rằng, nếu chỉ là tăng do đầu cơ, sốt ảo, không dựa trên nhu cầu thực thì sau khi cơn sốt đi qua, giá nhà đất chắc chắn sẽ giảm, thậm chí giảm mạnh. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thị trường tại Tp.HCM, ở các khu vực nóng như Cần Giờ, Hóc Môn, quận 2, quận 9, giá đất không hề giảm mà đang đi ngang.

Giá nhà đất, đặc biệt là đất nền hiện đã ở ngưỡng vượt quá xa giá trị thực, nhiều người lo sợ giá khó tăng mà sẽ giảm nên đều không dám liều lĩnh mua vào. Những người mua để đầu tư, lướt sóng đều bỏ cuộc, chỉ những ai thực sự cần mua để ở mới dám xuống tiền. Hiện thị trường bất động sản vẫn chịu tác động nhiều bởi yếu tố tâm lý, theo kiểu “hùa theo”. Lúc nóng sốt, người người cùng đổ tiền vào đất và đến khi thị trường chững lại thì lại cùng nhau cắt lỗ. Tuy nhiên, đây được cho là một diễn biến bình thường, bởi cái gì tăng nóng quá rồi cũng có lúc phải giảm. Do đó, những công ty làm ăn chân chính sẽ không mong muốn thị trường liên tục nóng lạnh thất thường.

Xem thêm: Tin tức về thị trường bất động sản và những chuyển biến mạnh mẽ

Do nhu cầu tăng lên trong khi nguồn cung hạn chế đã khiến tài sản này trở nên ngày càng khan hiếm. Những khu vực nào từng diễn ra sốt đất và duy trì cột giá cao bền vững theo thời gian thì đó chính là giá trị thật tương đối của tài sản.

Ngoài ra, sự đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng mới của thành phố đã có tác động kích thích làm tăng mặt bằng giá bất động sản, đặc biệt tại các khu vực được quy hoạch tốt và có tính kết nối tốt từ cơ sở hạ tầng. Nhu cầu mua đất làm tài sản vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng của người dân địa phương.

Tính thanh khoản cao, giá trị đầu tư đa dạng từ nhỏ đến vừa, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn, tâm lý mua đất như một “kênh an toàn” sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư diễn ra, có thể đưa mặt bằng giá bất động sản liền thổ tiếp tục đi lên trong những tháng tới.